Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khoá công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khoá bí mật tương ứng với khoá công khai trong cùng một cặp khóa;
b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
Lợi ích khi thực hiện khai thuế với thiết bị chữ ký số:
– Giảm thời gian; Lưu trữ hồ sơ khoa học, tiết kiệm; Nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin; Chữ ký số không chỉ sử dụng cho Khai thuế điện tử mà còn sử dụng cho các giao dịch điện tử Hải Quan, Ngân hàng, Chứng khoán, bảo hiểm xã hội….
– Việc ứng dụng chữ ký số giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hành chính. Hoạt động giao dịch điện tử cũng được nâng tầm đẩy mạnh. Không mất thời gian đi lại, chờ đợi.
– Không phải in ấn các hồ sơ khai báo thuế.
– Việc ký kết các văn bản ký điện tử có thể diễn ra ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời gian nào.
– Việc chuyển tài liệu, hồ sơ đã ký cho đối tác, khách hàng, cơ quan quản lý… diễn ra tiện lợi và nhanh chóng.
“Dịch vụ chứng thực chữ ký số” là loại hình dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp.
Dịch vụ chứng thực chữ ký số bao gồm:
a) Tạo cặp khóa gồm khóa công khai và khóa bí mật cho thuê bao;
b) Cấp, gia hạn, tạm dừng, phục hồi và thu hồi chứng thư số của thuê bao;
c) Duy trì trực tuyến cơ sở dữ liệu về chứng thư số;
d) Những dịch vụ khác có liên quan theo quy định
1. Hoá đơn điện tử có những lợi ích gì?
– Gần như tuyệt đối không thể xảy ra tình trạng mất hoá đơn (Theo Thông tư số 176/2016/TT-BTC mất hoá đơn sẽ phạt tiền từ 4.000.000đ đến 8.000.000đ)
– Lưu trữ vào bảo quản dễ dàng (có thể lưu trữ trên nhiều phương tiện điện tử như: USB, Laptop, Ổ cứng di động, thẻ nhớ, Cloud, …)
– Giảm chi phí chuyển phát nhanh từ 10.000 đ – 30.000đ/hóa đơn. Tăng khả năng thu hồi công nợ.
– Bảo mật thông tin hoá đơn tránh mất dữ liệu khách hàng.
– Chống hoá đơn giả, hoá đơn bất hợp pháp.
– Gửi nhanh qua email hoặc thông qua tin nhắn truy cấp trang web tra cứu hoá đơn của nhà cung cấp.
– Tự động lên báo cáo BC26/AC
– Giảm thiểu sai xót trong quá trình lập hoá đơn
– Trình bày đẹp không bị in lệch dòng như hoá đơn tự in và đặt in
2. Khi hạch toán kế toán và kẹp chứng từ sổ sách, có phải in hóa đơn điện tử để báo quản và lưu trữ không?
– Trường hợp 1: Giống như hóa đơn giấy các bạn kế toán có thể xé liên 3 của hóa đơn kẹp cùng chứng từ thì hóa đơn điện tử các bạn in bản thể hiện ra và kẹp theo từng nghiệp vụ phát sinh cho dễ kiểm tra kiểm soát.
– Trường hợp 2: Các bạn copy hóa đơn vào 1 USB (giống hóa đơn giấy để nguyên hóa đơn liên 3 tại quyền, đóng quyển các phiếu chi, thu, …riêng biệt) thì các bạn không cần phải in ra để kẹp chứng từ.
3. Chi phí của hoá đơn điện tử có lớn không?
– Chi phí của hoá đơn điện tử không lớn, theo khảo sát của các nhà cung cấp hoá đơn điện tử, chi phí phải bỏ ra của hoá đơn điện tử tiết kiệm đến gần 70% chi phí của doanh nghiệp bỏ ra so với hoá đơn giấy thông thường.
+ Chi phí về in ấn hoá đơn.
+ Chi phí chuyển phát nhanh.
+ Chi phí về nhân công xuất hoá đơn.
+ Chi phí bảo quản và lưu trữ hoá đơn.
+ Chi phí bảo mật hoá đơn.
+ Chi phí nhân công nhập liệu hoá đơn.
– Thông thường doanh nghiệp khi sử dụng hoá đơn điện tử chỉ phải trả các khoản chi phí sau:
+ Phí bản quyền phần mềm (trả 1 lần)
+ Chi phí hoá đơn (số lượng theo từng lần phát hành)
+ Chi phí tích hợp (trả 1 lần).
+ Chi phí GTGT theo nhu cầu của khách hàng.